Vietnamese English

Tin tức mới

Thống kê

Số người đang online: 3
Số truy cập hôm nay: 142
Tổng số người truy cập: 371770

Vận tải biển đã có dấu hiệu khởi sắc

Năm 2009 là một năm tồi tệ đối với các hãng vận chuyển trên thế giới và trong nước. Bước sang năm 2010, mặc dù ngành vận tải biển chưa thực sự thoát ra khỏi tình trạng khó khăn và phục hồi chậm hơn so với các ngành kinh tế khác, tuy nhiên, do thương mại thế giới có chiều hướng tăng, vận tải biển trong nước đã có dấu hiệu khởi sắc.

Năm 2009 là một năm tồi tệ đối với các hãng vận chuyển trên thế giới và trong nước. Bước sang năm 2010, mặc dù ngành vận tải biển chưa thực sự thoát ra khỏi tình trạng khó khăn và phục hồi chậm hơn so với các ngành kinh tế khác, tuy nhiên, do thương mại thế giới có chiều hướng tăng, vận tải biển trong nước đã có dấu hiệu khởi sắc.


Năm 2009, thương mại toàn cầu ước tính sụt giảm 12% so với năm 2008. Sang năm 2010, giá trị thương mại thế giới trong quý 1/2010 tăng 25% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 27% và tổng kim ngạch nhập khẩu tăng 24%. Điều này cho thấy rằng, tình hình thương mại thế giới đã có dấu hiệu phát triển ổn định dẫn đến nhu cầu vận chuyển trên thế giới tăng trở lại. Ở Việt Nam, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá có chiều hướng tăng. Tính đến hết tháng 5/2010, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu ước tính đạt 25,8 tỷ USD, tăng 12,6% so với cùng kỳ năm 2009, và đạt hơn 32 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm 2010, bằng 52,7% kế hoạch năm 2010. Tính đến hết tháng 7, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hoá của cả nước đạt gần 84,3 tỷ USD, tăng 22,2% so với cùng kỳ năm 2009. Kết quả này khẳng định rằng, ngành Vận tải biển Việt Nam đã có những biến chuyển tích cực hơn trong năm 2010.


Mức độ khó khăn không còn như thời kỳ cuối 2008 - đầu 2009


Đầu năm 2010, ngành vận tải biển có dấu hiệu phục hồi trở lại, sản lượng vận tải biển của các doanh nghiệp trong nước tăng nhanh. Quý II/2010 đạt 21,1 triệu tấn, tăng 31% so với quý I và tăng 21% so với cùng kỳ năm 2009. Dự tính sản lượng vận tải biển năm 2010 sẽ đạt 108,6 triệu tấn, tăng 21% so với năm 2009. Năm 2009, tổng sản lượng hàng hóa vận tải biển của các doanh nghiệp đạt xấp xỉ 80 triệu tấn (trong đó, Tổng Công ty Hàng hải VN - Vinalines đạt gần 33 triệu tấn, năng lực vận tải biển chiếm 60% của cả nước), tăng 15% so với năm 2008, nhưng về doanh thu và lợi nhuận thì lại giảm đi rất nhiều. Bước sang năm 2010, lợi nhuận các doanh nghiệp vận tải tăng lên, mặc dù tỷ suất sinh lời vẫn còn thấp so với giai đoạn trước khủng hoảng bởi áp lực chi phí lãi vay, khấu hao vẫn còn lớn và giá cước chỉ mới ở giai đoạn đầu của tăng trưởng.


Dấu hiệu khởi sắc của vận tải biển được thể hiện qua kết quả hoạt động của các hãng vận chuyển trong nước.
Theo thống kê của Vinalines, 6 tháng đầu năm 2010, tổng sản lượng vận tải biển của hãng tăng 24% so với cùng kỳ năm 2009, bằng 50% kế hoạch năm 2010, tổng sản lượng hàng thông qua cảng ước đạt 31,6 triệu tấn, bằng 83% cùng kỳ năm 2009 và bằng 43% kế hoạch năm 2010, tổng lợi nhuận tăng 246% so với cùng kỳ năm 2009 (năm 2009, lợi nhuận của công ty chỉ tương đương 52% năm 2008).


Trong 6 tháng/2010, CTCP Vận tải biển - Vosco doanh thu đạt 58,33% kế hoạch năm 2010 và tăng 54% so với 6 tháng đầu năm 2009. 


Về lợi nhuận, nếu như năm 2009, lợi nhuận sau thuế giảm 81,1% so với năm 2008, thì trong 6 tháng đầu năm 2010, công ty đã đạt được 53,6 tỷ đồng, bằng 66,6% kế hoạch cả năm. Sản lượng vận tải biển của Vosco luôn tăng trưởng bình quân 20,4% trong giai đoạn 2008 -2010.


Công ty Cổ phần Vận tải Thuê tàu (VFR) với doanh thu quý II/2010 tăng 31,27% so với mức cùng kỳ năm 2009 và tăng 10,56% so với quý I/2010. Đối với CTCP Vận tải và thuê tàu biển Việt Nam (VST) lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh quý II/2010 đạt 20,36 tỷ đồng, gấp 3 lần cùng kỳ 2009. VST vẫn tiếp tục xu hướng có lãi và có lợi nhuận thu đuợc từ việc bán một số tàu cũ.


Lợi nhuận thu được từ việc thanh lý tàu cũ cũng là nguồn vốn quan trọng trong tái đầu tư tàu mới và giúp cải thiện được tình hình tài chính. Một số doanh nghiệp có lợi nhuận ròng tăng trưởng đột biến do có những khoản thu nhập bất thường từ hoạt động bán tàu như CTCP Hàng hải Đông Đô (DDM), VST. Trong 6 tháng đầu năm 2010, Vinalines cũng tiến hành thanh lý được 09 tàu già, tạo nguồn vốn đối ứng để đầu tư tàu trẻ hơn, tái cơ cấu đội tàu. Tính đến ngày 30/6/2010, tổng trọng tải đội tàu của Vinalines là 2,9 triệu tấn, vượt 300 ngàn 


tấn so với mục tiêu đã đặt ra là 2,6 triệu tấn vào cuối năm 2010.


Về vận tải container, cuối năm 2009, có đến 11,4% (1,5 triệu TEU) tàu container tạm ngừng hoạt động. Trong 6 tháng đầu năm 2010, lượng tàu container không hoạt động đã giảm gần 1 triệu TEU (số lượng tàu không hoạt động chỉ còn 549.000 TEU). Theo thống kê của Cục Hàng hải Việt Nam, lượng container hàng xuất khẩu qua các cảng tại VN đạt 4,4 triệu tấn trong 6 tháng đầu năm 2010.


Giá cước vận chuyển đã phục hồi đáng kể


Cuối năm 2008, giá cước vận tải hàng rời sụt giảm khủng khiếp, giảm hơn 90%. Bình quân cả năm 2009, giá cước giảm hơn 60% so với năm 2008 đã khiến cho thị trường vận tải biển gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, với sự tác động bởi chi phí nhiên liệu tăng, nhu cầu vận chuyển hàng hóa, đặc biệt là container và hàng lỏng gia tăng mạnh, nên từ đầu năm 2010, hoạt động vận tải biển bắt đầu nhộn nhịp trở lại và giá cước vận tải biển quốc tế tổng hợp (Baltic Dry Index - BDI) đã phục hồi đáng kể. Trong quý I/2010, giá cước vận tải biển trong nước qua 3 lần điều chỉnh đã tăng bình quân 15 - 20%. Bước sang quý II, BDI đã tăng trên 40% trong đợt tháng 4, 5 và đến đầu tháng 6/2010, chỉ số BDI là 34,5% so với cuối năm 2009. Theo dự báo, đến cuối năm 2010, chỉ số BDI có thể tăng thêm 61%. Đây là một tín hiệu khả quan, vì mức cước hiện tại đã giúp gia tăng đáng kể tỷ lệ lợi nhuận gộp của các doanh nghiệp trong ngành.


Triển vọng ngành vận tải biển


Với hơn 80% khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam được vận chuyển bằng đường biển thông qua các cảng trong toàn quốc, ngành vận tải biển đóng một vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Theo số liệu thống kê, tốc độ tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm 2010 ước đạt 6,16%. Đến hết năm 2010, dự báo tình hình tăng trưởng kinh tế sẽ ổn định, là yếu tố hỗ trợ chính cho hoạt động xuất nhập khẩu.


Sản lượng vận tải biển tăng bình quân 11%/năm trong thực tế, cao hơn mức đề ra (10%), sản lượng hàng thông qua cảng tăng bình quân 17%/năm, cao hơn 2 lần mức đề ra. Dự kiến trong những năm tới, khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu nói chung và khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển nói riêng sẽ tăng đáng kể. Đây là điều kiện thuận lợi cho ngành vận tải biển Việt Nam lớn mạnh và phát triển.


Thời kỳ khủng hoảng đã đi qua, kinh tế thế giới đã dần phục hồi trở lại. Tuy nhiên, các hãng vận chuyển vẫn phải đối đầu với rất nhiều khó khăn phía trước. Vì vậy, việc điều chỉnh, tái cơ cấu đội tàu và phát triển kế hoạch kinh doanh cần phải được coi trọng đúng mức. Đó là phát triển đội tàu biển Việt Nam theo hướng hiện đại, chú trọng phát triển các loại tàu chuyên dùng (tàu container, hàng rời, dầu) và tàu trọng tải lớn, từng bước trẻ hóa đội tàu biển Việt Nam, đến năm 2020 đạt độ tuổi bình quân 12 năm. Đến hết năm 2010, dự báo tổng trọng tải đạt 6 - 6,5 triệu DWT, năm 2015 có tổng trọng tải 8,5-9,5 triệu DWT, đến năm 2020 đạt 11,5-13,5 triệu DWT. Việc tăng trọng tải và đưa vào sử dụng các tàu mới sẽ khiến nguồn thu và lợi nhuận của các hãng vận chuyển sẽ tăng mạnh trong thời gian tới.


Nhu cầu vận tải container đang trở nên thịnh hành, hiện nay hơn 85% thị phần vận chuyển container do các hãng tàu lớn nắm giữ, còn ở Việt Nam, các hãng tàu vận chuyển container chỉ chiếm 15%. Vì vậy, Chính phủ và Nhà nước đang xây dựng để dần đồng bộ hóa cơ sở hạ tầng, đầu tư vận tải container để phục vụ kịp thời nhu cầu vận tải biển trong tương lai.


Theo dự báo của Bộ GTVT, tổng lượng hàng qua cảng Việt Nam đến năm 2015 vào khoảng 500 triệu tấn, năm 2020 khoảng 1 tỷ tấn, năm 2030 khoảng 2 tỷ tấn. Có thể thấy, trong tương lai, nguồn hàng cho ngành vận tải biển của Việt Nam là rất lớn, tạo tiền đề cho sự phát triển không ngừng của ngành này.

 

Theo Thuongmai

Video

Bản đồ

Tài liệu

Liên kết

Hỗ trợ trực tuyến

  • Mr.Sinh | 0938.767.714
  • Kinh doanh 1 | 0938.767.716
  • Ms. Thương | 0907.578.783