Vietnamese English

Tin tức mới

Thống kê

Số người đang online: 5
Số truy cập hôm nay: 170
Tổng số người truy cập: 451081

Thị trường bán lẻ Việt Nam: Cần tăng tính chuyên nghiệp

Thị trường bán lẻ Việt Nam những năm tới được dự báo còn rất nhiều tiềm năng phát triển. Đây cũng là cơ hội cho những doanh nghiệp (DN) điều chỉnh thành công chiến lược phù hợp với bối cảnh chung.Kênh bán lẻ truyền thống vẫn lớn

Thị trường bán lẻ Việt Nam: Cần tăng tính chuyên nghiệp

 

 

banle24Thị trường bán lẻ Việt Nam những năm tới được dự báo còn rất nhiều tiềm năng phát triển. Đây cũng là cơ hội cho những doanh nghiệp (DN) điều chỉnh thành công chiến lược phù hợp với bối cảnh chung.

Kênh bán lẻ truyền thống vẫn lớn

Cập nhật thị trường bán lẻ Việt Nam năm 2014 cho thấy, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ 9 tháng đầu năm đạt 2.145.470 tỷ đồng, tăng 11,12% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, kinh tế nhà nước chiếm 10,1% và tăng 8,4%; kinh tế ngoài nhà nước chiếm trên 85% và tăng 11%. Dự kiến, cả năm 2014, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ đạt 2.970.300 tỷ đồng, tăng 11% so với năm 2013.

Theo bà Đinh Thị Mỹ Loan- Chủ tịch Hiệp hội Các nhà bán lẻ Việt Nam- thị trường bán lẻ Việt Nam những năm tới được dự báo còn rất nhiều tiềm năng phát triển. Bà Loan cũng phủ nhận những ý kiến lo ngại rằng các DN nước ngoài đang thao túng thị trường bán lẻ Việt Nam. Theo bà Loan, các DN nước ngoài khi tham gia vào thị trường bán lẻ Việt Nam đều được quảng bá rộng rãi nên chúng ta tưởng rằng sự hiện diện của họ rất nhiều, nhưng thật ra, kênh bán lẻ hiện đại mới chỉ chiếm khoảng hơn 25% và hầu như tất cả các nhà bán lẻ nước ngoài đều đầu tư vào kênh này. Trong khi đó, các kênh bán hàng truyền thống như hộ gia đình, cửa hàng nhỏ, chợ truyền thống... chiếm tới 75% thì các nhà đầu tư nước ngoài gần như không để mắt tới.


Bên cạnh những DN nước ngoài có tiềm lực lớn thì mạng lưới của các DN nội hiện cũng rất có uy tín với người tiêu dùng như Co.opmart, Fivimart, Intimex và nhiều hãng điện tử khác như Nguyễn Kim, Trần Anh, Pico... Đây chỉ là một số minh chứng cho sự lớn mạnh của DN nội trong lĩnh vực bán lẻ. Hơn nữa, DN bán lẻ nội cũng có lợi thế hơn so với đối thủ nước ngoài là bán những mặt hàng Việt Nam uy tín và có mối quan hệ thân thiết với các nhà cung cấp nội.

Cần tăng tính chuyên nghiệp

Theo kế hoạch, đến năm 2020, cả nước sẽ có gần 1.000 siêu thị, 180 trung tâm thương mại và 157 trung tâm mua sắm. Trong khi đó, đến cuối năm 2013, cả nước mới có khoảng 724 siêu thị và 132 trung tâm thương mại, số cửa hàng tiện lợi cũng mới chỉ có khoảng vài trăm, cùng 8.546 chợ, khoảng 1 triệu cửa hàng quy mô nhỏ của hộ gia đình.

Dù được đánh giá nhiều tiềm năng, song thương mại điện tử và bán lẻ trực tuyến tại Việt Nam, từ tiềm năng đến hiện thực là con đường đầy trở ngại. Lý giải điều này, Ths.Đặng Thúy Hà- Giám đốc khách hàng khu vực miền Bắc Nielsen Việt Nam- cho rằng, điều đó xuất phát từ thói quen mua sắm, thiếu lòng tin từ phía DN và người tiêu dùng, thiếu công cụ hỗ trợ, chưa tiện lợi cho người tiêu dùng. Bên cạnh đó, các nhà sản xuất, nhà bán lẻ cũng thiếu chủ động và chưa chuyên nghiệp…

Theo đánh giá của các chuyên gia bán lẻ, điểm yếu nhất của các DN bán lẻ nội địa so với các DN FDI chính là công nghệ, khi xu hướng mua sắm của người tiêu dùng đang thay đổi. Họ sẽ mua sắm online và thương mại điện tử nhiều hơn mua sắm truyền thống, các DN bán lẻ Việt Nam cần phải thay đổi để thích ứng với xu hướng mới. Để thị trường bán lẻ Việt Nam phát triển phù hợp với xu thế hiện đại, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, nhiều chuyên gia cho rằng, các nhà bán lẻ phải phải coi trọng tư duy coi bán lẻ là sự gắn kết với khách hàng qua nhiều điểm tương tác khác nhau…

Thúy Ngọc
Nguồn: Báo Công Thương Điện Tử

 

Video

Bản đồ

Tài liệu

Liên kết

Hỗ trợ trực tuyến

  • Mr.Sinh | 0938.767.714
  • Kinh doanh 1 | 0938.767.716
  • Ms. Thương | 0907.578.783